2 ngày thăm quan tìm hiểu về các loài Vẹt biết nói ở Việt Nam

caique black headed 2

Bạn đang muốn nuôi một chú vẹt biết nói Nhưng bạn đang không hiểu rõ về các loại vẹt và các đặc điểm tập tính của nó. Trước khi bạn muốn nuôi một chú vẹt bạn hãy cùng tôi tìm hiểu về các loài vẹt biết nói ở Việt Nam đã nhé.

tìm hiểu về các loài vẹt biết nói ở Việt Nam

TÌM HIỂU VỀ LOÀI VẸT BIẾT NÓI Ở VIỆT NAM

– Tại Việt Nam có rất nhiều loại vẹt biết nói như: vẹt đầu xám, xít, hay vẹt mỏ vàng, yến phụng… Nếu có đuôi dài thì đó có thể là vẹt đầu xám hoặc xít.

– Muốn nuôi dạy vẹt nói được, thì điều quan trọng nhất là bạn phải nuôi từ lúc nó mới nở. Bạn đợi đến mùa sinh nở của chúng ra và các tiệm chim sẽ có bán những con vẹt còn choác mỏ đòi ăn,thì khi đó hãy lựa 1 con thật khỏe mạnh đem về. Những con vẹt này nếu bạn chăm nuôi tốt thì nó về sau sẽ rất thân với bạn và nghe lời, bạn có khi khỏi cần phải nhốt lồng hay cột xích.

tìm hiểu về các loài vẹt biết nói ở Việt Nam

– Nuôi vẹt bổi là vẹt đã lớn cũng có thể nói được nhưng bạn không thể dạy được, nghĩa là sau khi bạn đã nuôi nó 1 thời gian dài (1-2 năm), nó cũng sẽ học được 1 vài tiếng nào đó, ú ớ, nhưng chỉ có chừng mực nào đó thôi. Vẹt bổi nuôi sẽ rất khó thuần, chịu biết mặt chủ đã là khó, còn muốn dạy nó nói thì còn là nhiệm vụ khó hơn gấp bội, xưa nay mình chưa thấy ai nuôi vẹt lớn mà dạy nó nói được cả.

– Vì vậy chúng tôi khuyên bạn nên mua một chú vẹt mới nở, nuôi vẹt từ lúc mới nở thì vẹt sẽ bắt đầu nói vào lúc đã gần được 1 năm tuổi. Thời gian vẹt tập nói thì bạn có thể nhắc đi nhắc lại những câu muốn dạy cho đến khi nó học nhuần nhuyễn thì thôi. Vẹt này không cần phải lột lưỡi cũng như không cần cho ăn ớt như Nhồng. Và bạn lưu ý vẹt mái sẽ nói nhiều hơn vẹt trống.

tìm hiểu về các loài vẹt biết nói ở Việt Nam

– Mùa sinh sản của vẹt là rơi vào khoảng tháng 2 và tháng 3 dương lịch. Trong gia đình họ nhà vẹt thì con xít là con nói giỏi nhất, và khi bạn mà mua được chon xít mới nở nó khoảng 400-500k, các loài khác thì có thể có giá rẻ hơn bù lại nó sẽ nói không giỏi bằng. Còn nếu muốn vừa nói tốt mà vừa đẹp mã bạn hãy lựa con vẹt đầu xám.

– 1 điều nữamà chúng tôi muốn chia sẻ với bạn đó là khi bạn nuôi chim cần phải có sự kiên nhẫn, 1 con chim muốn hót hay có khi bạn phải mất đến 2 – 3 năm, 1 con chim nói tốt cũng phải mất thời gian xấp xỉ chừng đó để chăm chút, bạn đừng nóng nảy thì sẽ thành công.

PHƯƠNG PHÁP NUÔI CHIM BIẾT NÓI

Để có chú vẹt thân thiện thì có thể thuần vẹt chuyển bổi nhưng để chú vẹt ngoan ngoãn nghe lời thì không phải ai cũng làm được và thông thường thì họ chọn giải pháp nuôi từ non.

tìm hiểu về các loài vẹt biết nói ở Việt Nam
+ Mục đích nuôi từ non nhằm để con vẹt lầm tưởng chúng ta là mẹ chúng.nên lựa chọn vẹt non nhưng non tầm tuổi nào cũng rất đáng chú ý. chỉ chênh nhau vài ngày vấn đề sẽ khác thấy rõ rệt.

+ Theo kinh nghiệm nuôi chim non nói chung của mình thì ở độ tuổi mà con chim chưa nhận thức được là khi chim bung lông ống ở cánh được 2cm là đẹp nhất.

+ Tại sao không nên chọn độ tuổi nhỏ hơn vậy? trả lời: vì từ độ tuổi mà lông ống bung 2cm trở lại thì độ nhận thức của chim giống nhau tức là đều lầm tưởng mình là mẹ chúng.nhưng nuôi chim non rất dễ đi ngoài ,suy chim (nếu bạn ko có kinh nghiệm điều này rất dễ sảy ra) và thậm tệ hơn là đánh đổi bằng mạng sống của con chim yêu quý của bạn.chính vì vậy mà nên nuôi tầm lớn nhất trong giai đoạn chim chưa nhận thức được thì rút ngắn được khoảng thời gian rủi ro đó đi.

+ Nuôi chim bung hết lông có được không ? trả lời : được với độ tuổi này con chim vẫn thuần bạn nhưng nó đã nhận thức hơn nên độ thuần ko bằng độ tuổi trên( chỉ chiếm 40%) trong khi từ bung 2cm đến bung hết cánh cũng ko lâu lắm mà tránh được rủi ro trên

+ Với vẹt còn non vậy việc phân biệt trống mái chỉ mang tính hên xui.nhưng chọn con khung người to,đầu vuông thì tỉ lệ trống cũng được 70%.ngoài ra còn có thêm cách phân biệt khung xương chậu to là mái và nhỏ là trống (cách này người có kinh nghiệm mới nhìn ra,ko phải lựa chọn cho người mới chơi)

tìm hiểu về các loài vẹt biết nói ở Việt Nam

+ Và dù trống hay mái thì điều đáng chú ý đến sức khỏe của chim như độ nhanh nhẹn và xem dưới hậu môn có phân dính quanh lỗ tiểu không, nhìn lườn xem có béo tốt không?

Bài viết trên hi vọng sẽ phần nào giúp bạn hiểu thêm về loài vẹt biết nói để bạn có thể lựa chọn được những con vẹt biết nói hay nhất dễ thuần nhất. Và khi bạn chọn được con vẹt tốt rồi thì bạn sẽ tiếp tục học cách chăm sóc vẹt bằng những kĩ thuật nuôi cơ bản tiếp theo.
Chúc các bạn thành công!